Hiện nay, rất nhiều cách có thể điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị phù hợp nhất. Trong đó, phương pháp châm cứu đau thần kinh tọa đang được nhiều người bệnh phân vân, cân nhắc. Vậy có nên chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Đau thần kinh tọa châm cứu có khỏi không?
Dây thần kinh tọa được cho là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể, bắt nguồn từ sau lưng dưới đến mặt sau của 2 chân. Chức năng của dây thần kinh tọa chính là điều khiển khả năng vận động và cảm giác của 2 chân.
Phương pháp châm cứu đau thần kinh tọa
Một trong những phương pháp được áp dụng khi điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa là châm cứu. Với phương pháp này, những kim châm chuyên dụng sẽ được châm vào các vị trí huyệt nằm trên đường đi của dây thần kinh tọa nhằm mục đích giúp người bệnh lưu thông khí huyết, dễ chịu hơn và hạn chế được những cơn đau. Thông thường một đợt điều trị có thể kéo dài khoảng 2 tuần. Thời gian châm cứu trong mỗi liệu trình là khoảng 30 phút.
Châm cứu đau thần kinh tọa có những tác dụng cụ thể như sau:
+ Giúp lưu thông khí huyết khiến người bệnh giảm đau và dễ chịu hơn.
+ Tránh được những tác dụng phụ do không phải dùng thuốc giảm đau.
+ Châm cứu có thể là một phương pháp dùng để bổ trợ, kết hợp với những phương pháp vật lý trị liệu khác.
Khi châm cứu thì việc quan trọng nhất là xác định được vị trí của huyệt. Các huyệt châm cứu đau thần kinh tọa thường tập trung ở những vị trí mà dây thần kinh tọa chạy qua (từ vùng thắt lưng đến các ngón chân), bao gồm: Huyệt thận du, huyệt đại trường du, huyệt thừa phủ, huyệt ủy trung, huyệt thừa sơn,…