Mách bạn những điều kiêng cử khi châm cứu

Mách bạn những điều kiêng cử khi châm cứu

Châm cứu là một phương pháp trị liệu nhiều bệnh lý được đánh giá là tốt nhất hiện nay. Phương pháp này tuy an toàn, nhưng trước và sau khi châm cứu người bệnh cần lưu ý một số vấn đề để quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp châm cứu kiêng gì để hỗ trợ tốt cho cuộc trị liệu.

Khi châm cứu cần phải kiêng cử điều gì?


Châm cứu là thao tác đưa kim tác động vào một điểm huyệt đạo, huyệt vị nhất định trên cơ thể. Với mục đích là cân bằng âm dương, phục hồi chức năng cơ quan bị tổn thương. Đưa cơ thể về trạng thái bình thường.

Bất kỳ một phương pháp trị liệu nào cũng có những nguyên tắc kiêng khem. Yêu cầu bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối. Với châm cứu cũng vậy, nếu người bệnh chỉ thực hiện trị liệu mà không quan tâm tới những điều cần lưu ý trong giai đoạn trước và sau. Sẽ không cải thiện được triệu chứng mà còn có nguy cơ biến chứng, nặng nhất là teo cơ và liệt người.

Mách bạn những điều kiêng cử khi châm cứu

Trước khi châm cứu

‒ Người bệnh không nên ăn quá no hoặc nhịn đói trước khi châm cứu. Bổ sung lượng thực phẩm vừa đủ.

‒ Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu. Sẽ dễ gây ra hiện tượng căng cứng cơ ảnh hưởng đến quá trình trị liệu.

‒ Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng các loại chất kích thích. Như thuốc lá, rượu bia, cafein,…

Hãy dành ra 1-2 ngày nghỉ ngơi, dưỡng sức để có một thể trạng khỏe mạnh nhất bước vào quá trình trị liệu. Những người có thể lực yếu sẽ không được chỉ định thực hiện phương pháp điều trị này. Do đó, việc đảm bảo một thể lực ổn định và tâm lý thoải mái là yếu tố vô cùng quan trọng. Sẽ quyết định tới kết quả của cả quá trình châm cứu.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, trước khi châm cứu bạn nên ưu tiên lựa chọn cơ sở uy tín. Đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động, bác sĩ có tay nghề giỏi, đã có chứng chỉ hành nghề.

Mách bạn những điều kiêng cử khi châm cứu

Sau khi châm cứu

Khi hoàn thành trị liệu châm cứu, người bệnh nên ở lại cơ sở y tế 15 – 30 phút để tiện theo dõi thể trạng cơ thể phản ứng.  Đến khi về nhà, bệnh nhân tiếp tục cần được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Trong vòng 1 – 2 ngày đầu, người bệnh không nên vận động mạnh hay khiêng vác vật nặng. Thay vào đó hãy luyện tập với các bài vận động nhẹ. Phù hợp với thể trạng mình.

Ưu tiên các bài tập giúp kéo giãn các khớp để cải thiện khả năng dẻo dai. Tại các cơ cùng với dây thần kinh vùng lưng. Tuy nhiên, việc thực hiện các bài tập cần được chỉ định và hướng dẫn từ phía người châm cứu. Để tránh nguy cơ gặp di chứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0778899207