Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không quay trở lại được giấc ngủ hoặc ngủ dậy có cảm giác không ngon giấc và mệt mỏi. Cùng tìm hiểu về quan niệm của y học cổ truyền về bệnh mất ngủ và cách chữa mất ngủ theo y học cổ truyền.
Quan niệm của y học cổ truyền về mất ngủ
Mất ngủ theo y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng “thất miên”, “bất mị”, hay “bất đắc miên”.
Nguyên nhân mất ngủ:
• Do suy giảm chức năng của ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận)
• Do tinh huyết không đủ
• Do tà khí bên ngoài nhiễu động dẫn đến thần không được yên ổn
Một số triệu chứng mất ngủ theo các thể bệnh
Tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng, y học cổ truyền phân mất ngủ thành các thể và áp dụng phương pháp chữa mất ngủ bằng thuốc như sau:
Thể tâm tỳ lưỡng hư
Triệu chứng: mất ngủ, ngủ hay mơ nhiều, dễ tỉnh giấc, tâm quý, hay quên, có thể kèm theo hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, chân tay rã rời, ăn uống không ngon miệng hoặc đầy bụng chán ăn; sắc mặt nhợt nhạt; chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng hoặc rêu nhờn dày; mạch tế nhược hoặc nhu hoạt.
• Pháp điều trị: Dưỡng tâm, kiện tỳ, an thần
• Phương dược: Quy tỳ thang gia giảm (Bạch truật, Chích thảo, Đảng sâm, Long nhãn nhục, Lục khúc, Phục linh, …)
Thể âm hư hỏa vượng
• Triệu chứng: mất ngủ, tâm phiền, chóng mặt ù tai, hay quên, nhức mỏi lưng, con trai bị mộng tinh, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không rêu, mạch tế sác.
• Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần
• Phương dược: Hoàng liên a giao thang gia giảm
Thể tâm đởm khí hư
• Triệu chứng: Mất ngủ, khi ngủ dễ tỉnh giấc, hay sợ hãi, dễ bị giật mình, tâm quý, khí đoản, nước tiểu trong dài; hoặc người mệt mỏi nhưng khó ngủ, người gầy, sắc mặt nhợt; hoặc mất ngủ, tâm quý, hoa mắt chóng mặt, miệng và họng khô, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, hoặc chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế hoặc huyền nhược.
• Pháp điều trị: Ích khí trấn kinh, an thần định chí
• Phương dược: An thần định chí hoàn gia giảm
Thể can uất hóa hỏa
• Triệu chứng: Mất ngủ, tính tình dễ cáu giận, nếu nặng bệnh nhân cả đêm không ngủ được, tức ngực, đau tức vùng mạng sườn, miệng khát, thích uống nước, chán ăn, miệng khô, đắng miệng, mắt đỏ, ù tai, nước tiểu vàng, hoặc bệnh nhân hoa mắt chóng mặt, đau đầu dữ dội, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc rêu vàng khô, mạch huyền sác hoặc huyền hoạt sác.
• Pháp điều trị: Thanh can tả nhiệt, an thần
• Phương dược: Long đởm tả can thang gia giảm
Thể đàm nhiệt nội nhiễu
• Triệu chứng: Mất ngủ, nặng đầu, tức ngực, tâm phiền, có thể kèm buồn nôn, nôn, ợ hơi, miệng đắng, hoa mắt chóng mặt hoặc đại tiện táo, cả đêm mất ngủ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn, mạch hoạt sác.
• Pháp điều trị: Thanh nhiệt hóa đàm, hòa trung an thần
• Phương dược: Ôn đởm thang gia giảm
Bài viết liên quan
Có nên tham gia khoá học xoa bóp ấn huyệt cổ truyền hay không?
Y học cổ truyền phương đông cổ xưa cho rằng ngoài việc dùng thuốc để [...]
Th8
Chứng chỉ xoa bóp bấm huyệt – Đòn bẩy hoàn hảo cho sự nghiệp của bạn
Bạn đang quan tâm cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực xoa bóp bấm huyệt. [...]
Th8
Y học cổ truyền có thể tương tác với thuốc hiện tại tôi đang dùng như thế nào?
Y học cổ truyền có thể tương tác với thuốc hiện tại mà [...]
Th8
Những câu hỏi thường gặp về ” Đông y”?
‘Đông y’ là thuật ngữ được sử dụng song song với ‘Y [...]
Th8
Bài thuốc đông y chữa mất ngủ
Ngày nay, việc rối loạn giấc ngủ là điều không ai muốn. Do [...]
Th8
Y Học Cổ Truyền điều trị viêm xoang có khó không?
Y học cổ truyền điều trị viêm xoang là 1 phương pháp được sử dụng [...]
Th8